Determination of Interest, interest rate in contract

Please scroll down for Vietnamese 

Interest rate is the percentage calculated on the borrowed assets, which can be calculated monthly, annually, or daily depending on the agreement, used to calculate the amount of interest to be paid. Interest is the money or benefit that the borrower must pay additionally when the contract expires or as agreed upon. Interest is proportional to the principal debt, interest rate, and borrowing period. In this article, we limit the analysis to determine interest, interest rates in Asset Loan Contracts between individuals, legal entities that are not credit institutions with each other (hereinafter referred to as “Asset Loan Contracts”) established in accordance with current legal regulations.

Applicable legal documents:

  • Civil Code 2015 (hereinafter referred to as “CC 2015”)
  • Decree 01/2019/NQ-HDTP

For Asset Loan Contracts Without Interest And When the Borrower Fails To Repay Or Repays Inadequately Upon Maturity:

In order to ensure fairness in asset lending relationships, the law not only limits the borrower’s responsibilities when the parties agree on interest, but also stipulates that the borrower must be responsible even when the contract between the parties does not specify this. Accordingly, the borrower must pay interest on the overdue principal amount at the interest rate prescribed in Article 468, Clause 2 of CC 2015 on the amount overdue at the time of repayment corresponding to the late repayment period, unless otherwise agreed or prescribed by law.

Accordingly, the “specified interest rate in clause 1” is determined to be 20% per annum. Based on this, the interest rate applied in the case of an Asset Loan Contract without interest is 50% of the 20% interest rate, equivalent to 10% per annum (0.83% per month). Apply according to the following formula:

Example: On January 1, 2022, Mr. A borrows 50,000,000 dong from Ms. B for a period of 1 year, the contract does not specify interest, the parties do not agree to extend the borrowing period. When the deadline arrives, Ms. B fails to repay the debt, after Mr. A’s demand, on March 31, 2023, Ms. B pays Mr. A 50,000,000 dong. In this case, Mr. A is entitled to demand that Ms. B repay the interest on the overdue principal, calculated as follows:

  • Specified interest rate: 0.83% per month
  • Late repayment period: 3 months => Interest on overdue principal: 50,000,000 dong x 0.83% x 3 months = 1,245,000 dong.

For Asset Loan Contracts With Interest And When the Borrower Fails To Repay Or Repays Inadequately Upon Maturity:

In this case, depending on the repayment period, three types of interest may arise: Interest on principal within the term, interest on unpaid interest, interest on overdue principal unpaid.

First, determine the “interest on principal within the term unpaid”: Interest on principal within the term unpaid is the interest amount that the borrower must pay to the lender before the due date as agreed in the loan contract. This means that the interest rate is calculated and must be paid according to the time and conditions set forth in the loan contract, this payment is usually not considered overdue. If the borrower pays the full interest within the term, there will be no overdue interest.

  • In case the parties agree on the interest rate: Interest on principal within the term unpaid is calculated at the agreed interest rate but does not exceed the interest rate specified in Article 468, Clause 1 of CC 2015 (*) corresponding to the unpaid principal at the time of contract establishment.
  • In case the parties agree on interest payment but do not specify the interest rate and dispute arises: the interest rate is determined at 50% of the specified interest rate in Clause 1 of Article 468 of CC 2015 – 10% per annum (0.83% per month) at the time of repayment.

Second, determine the “interest on unpaid interest”: If previously the court dismissed the request for payment of interest on unpaid interest, at the present time, the court has accepted and specific provisions in CC 2015. It can be seen that the provision on interest on unpaid interest, or so-called “compound interest,” is an important new point of CC 2015 compared to previous documents, aiming to protect the interests of the lender and limit the situation of “everlasting debt” of the borrower. Accordingly, in case the borrower fails to pay interest on the principal within the term, they must also pay interest on unpaid interest at the interest rate specified in Article 468, Clause 2 of CC 2015 (*) at the time of repayment corresponding to the late payment period of interest on the principal (0.83% per month), unless otherwise agreed.

Third, determine the “interest on overdue principal unpaid”: Interest on overdue principal is usually calculated at a certain rate or a specific fee, and it may increase over time if the principal is not fully paid. This is to create incentives for the borrower to repay the debt on time and ensure the timeliness of interest payment under the contract. Accordingly, the interest on overdue principal unpaid is equal to 150% of the agreed interest rate in the loan contract corresponding to the late payment period, unless otherwise agreed. In case the parties agree, the interest rate on overdue principal agreed by the parties shall not exceed 150% of the interest rate specified in Article 468, Clause 1 of CC 2015 (*). Apply according to the following formula:

(Source: Image from the Internet)

Example: On January 1, 2022, Mr. A lends Ms. B an amount of 150,000,000 dong according to the Contract with a borrowing period of 1 year. The interest rate agreed by the parties is 20% per annum, with no provision for overdue interest. When due (January 1, 2023), Ms. B only pays Mr. A 50,000,000 dong of the principal and has not paid any interest according to the signed contract. After many reminders, Ms. B still procrastinates. On July 1, 2023, Mr. A filed a lawsuit against Ms. B, requesting the court to compel Ms. B to repay the principal of 100,000,000 dong and the interest calculated until July 1, 2023. In this case, interest, interest rates are calculated as follows: From the above data, determine:

  • Unpaid principal amount: 100,000,000 dong.
  • Agreed interest rate: 20% per annum (this interest rate does not exceed the interest rate specified in Clause 1 of Article 468 (*), so this interest rate is appropriate)
  • Late payment period calculated until the date of filing the lawsuit is: 1 year 6 months. The interest amounts Mr. A demands Ms. B to repay include:
  • Interest on principal within the term unpaid (apply according to formula 1): 150,000,000 dong x 20% x 1 year = 30,000,000 dong
  • Interest on unpaid interest (apply according to formula 2): 30,000,000 dong x 10% per annum x 1 year 6 months = 4,500,000 dong
  • Interest on overdue principal unpaid (apply according to formula 3): 100,000,000 dong x (150% x 20%) x 1 year 6 months = 45,000,000 dong In total, Ms. B has the obligation to repay Mr. A an amount of 100,000,000 dong (principal) and 79,500,000 dong (interest). The above is the advice on interest, interest rates of A&D Law Firm regarding Asset Loan Contracts that are not Credit Contracts. Please contact us immediately for detailed advice. [The content is for reference only, readers do not use it as litigation documents/references.
 
 
 
 

Đối Với Hợp Đồng Vay Tài Sản Không Có Lãi Mà Khi Đến Hạn Bên Vay Không Trả Nợ Hoặc Trả Không Đầy Đủ:

Nhằm đảm bảo tính công bằng trong mối quan hệ vay tài sản, pháp luật không chỉ giới hạn điều chỉnh trách nhiệm của bên vay khi các bên có thỏa thuận về lãi, mà còn quy định bên vay phải có trách nhiệm ngay cả khi Hợp đồng giữa các bên không quy định điều này. Theo đó, bên vay phải trả tiền lãi trên nợ gốc quá hạn theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 trên số tiền chậm trả tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Theo đó, “mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1” được xác định là 20%/năm. Trên cơ sở đó, mức lãi suất được áp dụng trong trường hợp Hợp đồng vay tài sản không có lãi là 50% của mức lãi suất 20%, tương đương 10%/năm (0,83%/tháng). Áp dụng theo công thức sau:

Ví dụ: Ngày 01/01/2022, ông A vay bà B 50.000.0000 đồng với thời gian vay là 1 năm, Hợp đồng không quy định lãi, các bên không có thỏa thuận tiếp tục gia hạn thời gian vay. Đến hạn bà B không trả nợ, sau quá trình ông A đòi thì ngày 31/3/2023 bà B trả ông A 50.000.000 đồng. Trường hợp này ông A có quyền yêu cầu bà B trả lãi trên nợ gốc quá hạn, được tính như sau:

  • Mức lãi suất được xác định: 0,83%/tháng
  • Thời gian chậm trả nợ gốc: 3 tháng
  • Tiền lãi trên nợ gốc quá hạn: 50.000.000 đồng x 0,83% x 3 tháng = 1.245.000 đồng.

Đối Với Hợp Đồng Vay Tài Sản Có Lãi Mà Khi Đến Hạn Bên Vay Không Trả Hoặc Trả Không Đầy Đủ:

Trường hợp này tùy vào thời điểm trả nợ, có thể phát sinh 3 loại lãi: Lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả.

  • Thứ nhất, xác định “lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả”:

Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả là số tiền lãi mà người vay phải trả cho bên cho vay trước hạn đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng vay. Điều này có nghĩa là lãi suất được tính và phải được trả theo thời gian và điều kiện mà hợp đồng vay đề ra, việc trả lãi này thường không được coi là nợ quá hạn. Nếu người vay trả đầy đủ số lãi trong hạn thì không có lãi suất nợ quá hạn nào phát sinh.

  • Trường hợp các bên có thỏa thuận lãi suất: Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS 2015 (*)tương ứng với thời hạn vay chưa trả lãi trên nợ gốc tại thời điểm xác lập hợp đồng.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp: lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 của BLDS 2015 – 10%/năm (0,83%/tháng)tại thời điểm trả nợ.

 

  • Thứ hai, xác định “lãi trên nợ lãi chưa trả”:

Nếu như trước đây tòa án bác bỏ yêu cầu buộc thanh toán lãi trên nợ lãi thì ở thời điểm hiện hành, tòa án đã chấp nhận và đã có các quy định cụ thể tại BLDS 2015. Có thể thấy rằng quy định về lãi trên nợ lãi chưa trả, hay được gọi là “lãi chồng lãi,” đó là một điểm mới quan trọng của BLDS 2015 so với các văn bản cũ, nhằm bảo vệ quyền lợi của bên cho vay và hạn chế tình trạng “nợ dai” của bên vay.

Theo đó, trường hợp người vay chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015 (*) tại thời điểm trả nợ tương ứng với thời gian chậm trả tiền lãi trên nợ gốc(0.83%/tháng), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

  • Thứ ba, xác định “lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả”:

Lãi trên nợ gốc quá hạn thường được tính theo một tỷ lệ hoặc một khoản phí cụ thể và nó có thể tăng theo thời gian nếu nợ gốc vẫn không được thanh toán đầy đủ. Điều này nhằm tạo động cơ cho người vay trả nợ đúng hạn và đảm bảo tính thời gian của việc trả lãi theo hợp đồng.

Theo đó, lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên có thỏa thuận thì mức lãi suất trên nợ gốc quá hạn do các bên thỏa thuận không được vượt quá 150% mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS2015(*). Áp dụng theo công thức sau:

Ví dụ: Ngày 01/01/2022, ông A cho bà B vay số tiền 150.000.000 đồng theo Hợp đồng với thời hạn vay 1 năm. Lãi suất vay được các bên thoả thuận là 20%/năm, không quy định lãi suất nợ quá hạn. Đến hạn (01/01/2023), B chỉ trả cho ông A 50.000.000 đồng tiền gốc và chưa trả bất kỳ khoản tiền lãi vay nào theo hợp đồng đã ký. Sau nhiều lần đốc thúc trả nợ bà B vẫn chây ỳ chưa trả. Ngày 01/7/2023, ông A nộp đơn khởi kiện bà B, yêu cầu toà án buộc bà B trả tiền nợ gốc 100.000.000 đồng và các khoản lãi tạm tính đến 01/7/2023. Trong trường hợp này, lãi, lãi suất được tính như sau:

Từ các dữ kiện trên, xác định:

  • Số tiền nợ gốc chưa trả: 1000.000 đồng.
  • Lãi suất theo thoả thuận: 20%/năm (lãi suất này không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 (*), do đó mức lãi suất này là phù hợp)
  • Thời gian chậm trả tạm tính đến ngày nộp đơn khởi kiện là: 1 năm 6 tháng.

Các khoản lãi suất ông A yêu cầu bà B hoàn trả gồm:

  • Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả (áp dụng theo công thức 1): 150.000.000 đồng x 20% x 1 năm = 30.000.000 đồng
  • Lãi trên nợ lãi chưa trả (áp dụng theo công thức 2): 30.000.000 đồng x 10%/năm x 1 năm 6 tháng = 4.500.000 đồng
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả (áp dụng theo công thức 3): 100.000.000 đồng x (150% x 20%) x 1 năm 6 tháng = 45.000.000 đồng

Tổng cộng, bà B có nghĩa vụ trả cho ông A số tiền: 100.000.000 đồng (nợ gốc) và 79.500.000 đồng (nợ lãi).

Trên đây là nội dung tư vấn về lãi, lãi suất của A&D Law Firm đối với Hợp đồng vay tài sản không phải là Hợp đồng tín dụng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

[Nội dung chỉ có giá trị tham khảo, người đọc không sử dụng để làm tài liệu/căn cứ dẫn chiếu trong tố tụng]