Please scroll down for Vietnamese Version | Vui cuộn xuống để xem bản tiếng Việt
In the context of economic development, understanding rights and cases eligible for compensation in occupational accidents and diseases is not only essential but also a significant responsibility for every worker. Let’s join A&D in exploring and addressing queries surrounding this issue.
Cases eligible for compensation for occupational accidents and diseases according to Clause 1, Article 3 of Circular 28/2021/TT-BLDTBXH are as follows:
– Workers suffering from occupational accidents causing at least 5% work capacity reduction or death partially caused by these workers; except for cases prescribed in clause 1 Article 4 hereof.
– Workers suffering from occupational diseases causing at least 5% work capacity reduction or death upon working to employers or before retiring, leaving work,
Or transferring to work for other employers (excluding cases that workers suffering from occupational diseases resulting from working for other employers).
Principles of compensation for occupational accidents and diseases according to Clause 2, Article 3 of Circular 28/2021/TT-BLDTBXH are as follows:
– Compensation for occupational accidents shall be given immediately after each accident and not be totaled up;
– Compensation for workers suffering from occupational diseases shall be given on the basis of:
= Percentage (%) of work capacity reduction (whole person impairment – WPI) for the first medical examination in the first accident.
= Increased percentage (%) of work capacity reduction to compensate differential part between the increase in percentage (%) of work capacity reduction compared to the previous result from the second accident onwards.
Rate of compensation for occupational accidents and diseases in Vietnam according to Clause 3, Article 3 of Circular 28/2021/TT-BLDTBXH are as follows:
Compensation for workers suffering from occupational accidents is prescribed in Section 1 is calculated as follows:
– At least a 30 months’ salary shall be paid for workers suffering from a work capacity reduction of at least 81% or for relatives of workers who died in occupational accidents or diseases.
– At least a 1,5 month’s salary shall be paid for workers suffering from a work capacity reduction of between 5% and 10%; if workers suffer from a work capacity reduction of from 11% to 80%, a 0,4 month’s salary shall be added according to the following formula or Appendix I issued together with Circular 28/2021/TT-BLDTBXH for every 1% increase in work capacity reduction percentage:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Whereas:
– Tbt: amount of compensation for workers suffering from at least 11% work capacity reduction (unit: months’ salary);
– 1,5: amount of compensation for workers suffering from a work capacity reduction of from 5% to 10%;
– a: percentage (%) of work capacity reduction of workers suffering occupational accidents or diseases;
– 0,4: Coefficient of compensation when work capacity reduction percentage increases by 1%.
According to Article 45 of the Law on Occupational Safety and Health 2015, an employee buying the insurance shall receive occupational accident insurance benefit if the following requirements are satisfied:
– He/she has an accident:
= At the workplace and during the working time, even if he/she does necessary daily activities at the workplace or during the working time as prescribed in the Labor Code and internal regulations of the business entity, including break time, mid-shift meal, in-kind meal, menstrual hygiene, bathing, breastfeeding or personal hygiene;
= Outside the workplace or beyond working time when he/she does works assigned by their employer or the person authorized by the employer;
= On the route between home and work within a reasonable period of time and route;
– He/she suffers a working capacity decrease of at least 5% caused by an accident prescribed in Clause 1 of Article 45 of the Law on Occupational Safety and Health 2015;
– The employee will not be covered by the Insurance fund if he/she has an accident caused by one of the reasons prescribed in Clause 1 Article 40 of the Law on Occupational Safety and Health 2015.
Các trường hợp được bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
– Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:
Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
– Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động;
Hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).
Nguyên tắc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
– Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
– Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:
+ Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
+ Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại mục 1 được tính như sau:
– Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó:
+ Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
+ 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
+ a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Theo Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
If you need any helps, please feel free to contact us. We will get back to you with 1 business day. Or if in hurry, just call us now.
Call : 028 888 555 35
support@andlaw.vn Mon – Fri 08:30-17:30